Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 40/2019/NĐ-CP. Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ môi trường bắt buộc các doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động. Vậy những đối tượng nào cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ theo Khoản 11 Điều 1 nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2019 sửa đổi bổ sung Điều 18 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP, các đối tương sau phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
- Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
- Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.”
Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường tham khảo tại đây: Download
Cơ quan phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 1 nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2019 sửa đổi bổ sung Điều 18 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP, cơ quan phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
- Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
Đối tượng phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
- Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.”
Trên đây là cấu trúc và link download mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thêm về lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay nội dung mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường vui lòng liên hệ HANA để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo: Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP
https://moitruonghana.com/lap-bao-cao-ke-hoach-bao-ve-moi-truong/
Liên hệ
Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý, lập hồ sơ tư vấn với phương châm “Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn.
Nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường HANA sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ và báo cáo đánh giá tác động môi trường. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0934.134.970
Email: mail@moitruonghana.com