Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở phát sinh nước thải từ 20 m2/ng.đ

5/5 - (2 bình chọn)

Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì cơ sở bạn không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường là Đánh giá tác động và Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cơ sở bạn có phát sinh lượng nước thải từ 20m3/ngày.đêm đến dưới 500 m3/ngày.đêm thì bắt buộc phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy, thủ tục để làm Kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ sở bạn có khác gì so với những cơ sở khác không?

Quý khách hàng liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hoàn toàn miễn phí

Dưới đây là bài viết nhằm cung cấp sơ lược các thông tin về kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở phát sinh nước thải trên 20 m3/ngày.đêm gọi chung là cơ sở. Mời khách hàng theo dõi!

Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 18 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng nước thải từ 20 đến dưới 500 m3/ngày (không bao gồm cơ sở đang hoạt động và cả phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

(Trích Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở:

  • Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô phòng khám (hiện trạng môi trường xung quanh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội liên quan đến hoạt động của cơ sở).
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm phòng khám như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở.

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

Email: mail@moitruonghana.com

  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.
  • Liệt kê và đưa ra các biện pháp giảm thiếu tác động, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của cơ sở.
  • Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  • Lập hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thẩm định và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Hồ sơ cần thiết lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở

  • Giấy chứng nhận đầu tư/ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.
  • Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi.
  • Sơ đồ vị trí dự án.
  • Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
  • Trong một số trường hợp, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

Email: mail@moitruonghana.com

Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở

Theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 32 xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở

Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định như sau:

  • Cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở phát sinh lượng nước thải từ 50-500 m3/ngày đêm.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở phát sinh lượng nước thải từ 20-50 m3/ngày đêm.

Nếu quý khách hàng vẫn không nắm chắc việc mình có thuộc đối tượng phải lập Hồ sơ môi trường không? cần lập hồ sơ nào, Kế hoạch bảo vệ môi trường hay Đánh giá tác động môi trường? Có cần thực hiện hồ sơ nào khác nữa không? có cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải không?… Hay liên hệ HANA để được tư vấn hoàn toàn miễn phí một cách rõ ràng nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Tại sao Quý Khách hàng lại chọn HANA?

Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý, lập hồ sơ tư vấn với phương châm  “Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn, nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA

Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

Email: mail@moitruonghana.com

  • Thêm Bình Luận

GỌI TƯ VẤN NHANH TẠI ĐÂY