Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc mới nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc mới nhất

Có thể nói, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư hơn trước rất nhiều. Với mỗi loại hình kinh doanh, sản xuất sẽ có những kế hoạch bảo vệ môi trường khác nhau. Riêng với bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc một cách nhanh chóng, thuận lợi mà ít chi phí nhất.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng trong đó phải kể đến nhu cầu sử dụng thịt tươi mỗi ngày của người dùng. Theo thống kê mới nhất từ Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày toàn thành phố tiêu thụ hơn 450 tấn thịt gia súc. Để đáp ứng đủ nhu cầu ngày một tăng ấy, hàng loạt các cơ sở giết mổ ra đời và đi vào hoạt động.

Hiện nay, có 17 điểm giết mổ thủ công, 5 cơ sở giết mổ công nghiệp và khoảng 3 725 lò mổ tại các hộ gia đình. Vì vậy việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc đang được nhà nước ưu tiên chú trọng.

Với đặc thù ngành sản xuất giết mổ gia súc, hàng ngày các cơ sở này thải ra môi trường rất nhiều chất thải mà đặc biệt là nước thải, nguồn gốc của nước thải này có thể là từ quy  trình sản xuất, nước vệ sinh thiết bị nhà xưởng, nước sinh hoạt của công nhân.

Đặc trưng của nước thải các sơ sở giết mổ gia súc là nồng độ chất rắn cao, BOD và COD khá cao vì vậy để có thể đi vào hoạt động lâu dài thì các doanh nghiệp này phải chú trọng vào việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Vậy thế nào là kế hoạch bảo vệ môi trường? Sự cần thiết trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc

Theo luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý có tính ràng buộc về mặt trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với các cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong cả giai đoạn thực hiện và vận hành. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất ra những giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động.

Các cơ sở giết mổ gia súc cần lập kế hoạch môi trường cơ sở giết mổ gia súc vì:

  • Nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường
  • Đánh giá, dự báo trước tác động của cơ sở giết mổ gia súc đến môi trường, từ đó có biện pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Cơ sở pháp lý trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

– Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của chính phủ.

– Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các bước để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc

Các hình thức xử phạt nếu không lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở giết mổ gia súc theo quy định

Căn cứ vào Mục 3 điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

Hành vi vi phạm về việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài Nguyên và Môi Trường bị xử phạt được quy định cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

  • Các hình thức xử phạt hành chính nếu vi phạm kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện  cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Tham khảo: Hướng dẫn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở lắp ráp ô tô 2021

Lý do các doanh nghiệp nên lựa chọn HANA?

  • Khi đến với HANA bạn sẽ được:
  • Lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại miễn phí
  • Tư vấn, kiểm tra miễn phí các thủ tục, hồ sơ môi trường đã đúng và đầy đủ hay chưa?
  • Đánh giá trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo, vận hành miễn phí.
  • Bảo hành hệ thống xử lý lên đến 24 tháng.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

  • Thêm Bình Luận

GỌI TƯ VẤN NHANH TẠI ĐÂY