Ngày nay, nhu cầu sử dụng năng lượng điện đang tăng mạnh. Việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết cho sự phát triển bền vững năng lượng điện cho đất nước. Để thành lập một nhà máy điện mặt trời, một trong các hồ sơ ban đầu cần thực hiện là Đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời.
Đánh giá tác động môi trường là gì? Tại sao phải lập đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời?
Đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời (ĐTM) là dự báo các vấn đề có liên quan đến môi trường và tìm ra giải pháp giảm thiểu tối đa những vấn đề liên quan đến môi trường nói trên trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy. Đảm bảo rằng nhà máy hoạt động của nhà máy tuân thủ đúng theo Quy định của Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014.
Đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời là cơ sở pháp lý để cơ sở thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Đây là công việc hết sức cần thiết, đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời là một trong những hồ sơ môi trường ban đầu phải thực hiện trước khi nhà máy đi vào hoạt động.
Ngoài ra, khi muốn cải tạo lại nhà máy, hay mở rộng quy mô, công suất, chuyển địa điểm hoạt động thì phải lập Đánh giá tác động môi trường bổ sung.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
Đối tượng cần lập Đánh giá tác động môi trường
Nhóm các dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời được quy định tại Phụ lục II – Nghị định 18/2015/NĐ-CP
Ngoài ra các dự án đã được phê duyệt ĐTM phải lập lại báo cáo trong các trường hợp sau:
-Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
-Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
-Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành ngày 14/02/2015.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành ngày 29/05/2015.
(Trích Phụ lục II-Nghị định 18/2015/NĐ-CP)
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường điện mặt trời
Thuyết minh quy trình:
- Bước 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Là khảo sát tình hình khu vực xung quanh nơi nhà máy dự tính hoạt động.
- Bước 2: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc, phân tích mẫu không khí, nước, đất trong và xung quanh dự án.
- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm: khí thải, nước thải, chất thải rắn,…: Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 để xác định nguồn gây ô nhiễm
- Bước 4: Dự báo các tác động của các nguồn gây ô nhiễm kể trên đến môi trường, xã hội, con người,…: Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 và nguồn gây ô nhiễm ở bước 3 để đưa ra dự báo các tác động.
- Bước 5: Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Bước 6: Tham vấn lấy ý kiến UBND VÀ UBMTTQ xã nơi thực hiện dự án.
- Bước 7: Xây dựng chương trình giám sát: Dựa vào đây hằng năm nhà máy sẽ phải làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xem nhà máy có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết ban đầu.
- Bước 8: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0901.459.839
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường và Đánh giá tác động môi trường nhà máy điện mặt trời. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý công ty.