Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ cần phải làm những gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ cần phải làm những gì?

Tổng quan về ngành chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển, cả về xu hướng thị trường cũng như tiềm lực sản xuất của các Doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc bắt đầu đánh thuế xuất khẩu và còn bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ đã khiến ngành đồ gỗ nội thất của nước này giảm sức cạnh tranh. Các nước Đức, Italy do kinh tế châu Âu suy thoái nên đang giảm sản xuất. Một số đối thủ lân cận như Malaysia, Indonesia mặc dù có chiến lược phát triển ngành này khá rõ ràng nhưng bị hạn chế do thiếu lao động.

Bên cạnh đó, việc Luật Lâm nghiệp được Quốc hội phê duyệt năm 2017, Hiệp định Đối tác tự nguyện thuộc Chương trình thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã và đang ký kết cũng mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gỗ của Doanh nghiệp trong nước thời gian tới.

Với sự phát triển ngày càng mạnh của ngành chế biến gỗ, cùng với nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng. Cộng với sự khuyến khích đầu tư của nhà nước, các Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ lần lượt ra đời kéo theo đó là những tác động đến môi trường của ngành chế biến gỗ.

Vì vậy, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các Doanh nghiệp chế biến gỗ.

HANA trân trọng gửi đến Quý Doanh nghiệp bài viết này giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ hơn việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ.

Đối tượng cần lập Đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ

Nhóm các dự án ngành chế biến gỗ nói chung được quy định tại Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP, cụ thể

  • Công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên đối với dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên.
  • Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên đối với dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép.
  • Tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên đối với dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ.

Ngoài ra, các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ phải lập lại báo cáo trong các trường hợp sau:

  • Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
  • Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ đã được phê duyệt.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ hãy tiến hành lập bổ sung ngay ĐTM để tránh vi phạm pháp luật (Căn cứ vào Điều 12: Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 03/05/2019)

Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 03/05/2019, Nghị định của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2019.

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0901.459.839

Email: mail@moitruonghana.com

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ cần làm những gì?

Trong quá trình lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ cùng với đơn vị tư vấn để cùng nhau hoàn thiện báo cáo, công việc cụ thể như sau:

  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Là khảo sát tình hình khu vực xung quanh nơi cơ sở dự tính hoạt động.
  • Khảo sát, thu mẫu, đo đạc, phân tích mẫu không khí, nước, đất trong và xung quanh dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm: khí thải, nước thải, chất thải rắn,… Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 để xác định nguồn gây ô nhiễm.
  • Dự báo các tác động của các nguồn gây ô nhiễm kể trên đến môi trường, xã hội, con người,…: Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 và nguồn gây ô nhiễm ở bước 3 để đưa ra dự báo các tác động.
  • Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Tham vấn lấy ý kiến UBND VÀ UBMTTQ xã nơi thực hiện dự án; tham vấn lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học (nếu có).
  • Xây dựng chương trình giám sát: Dựa vào đây hằng năm trang trại sẽ phải làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xem cơ sở có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết ban đầu.
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ.

HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!

Tham khảo: Tất cả các nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại đều phải lập Đánh giá tác động môi trường

Liên hệ

Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý, lập hồ sơ tư vấn với phương châm  “Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn, nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và đánh giá tác động môi trường ngành chế biến gỗ. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA

Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0901.459.839

Email: mail@moitruonghana.com

  • Thêm Bình Luận

GỌI TƯ VẤN NHANH TẠI ĐÂY