Cần phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm trước khi đi vào hoạt động để giảm thiểu những tác động liên quan đến môi trường do cơ sở gây ra.
Trong chuỗi giá trị của ngành dệt may thì công đoạn nhuộm vải lại là những công đoạn phát thải ô nhiễm cao nhất. Do trong quá trình nhuộm vải có sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm, hóa chất độc hại, tiêu thụ nhiều nước và làm phát sinh nhiều nước thải với nồng độ ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), các kim loại nặng độc hại, các chất rắn lơ lửng… đặc biệt là độ màu rất cao.
Trung bình để nhuộm 130 – 600 m3/tấn vải cần có có đến 88% lượng nước sạch sử dụng sẽ trở thành nước thải trong quá trình xử lý vải ướt. Sử dụng rất nhiều loại hóa chất như axit, dung môi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu, các hoạt chất bề mặt nên ngành công nghiệp dệt nhuộm được xem là lĩnh vực gây ô nhiễm nghiêm trọng.
HANA trân trọng gửi đến Quý Doanh nghiệp bài viết này giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm (ĐTM).
Đối tượng cần lập Đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm
Nhóm các dự án cơ sở dệt nhuộm được quy định tại Phụ lục II – Nghị định 40/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Công suất từ 1.000.000 m2/năm trở lên hoặc từ 200 tấn sản phẩm/năm trở lên thì lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Công suất dưới 1.000.000 sản phẩm/năm hoặc dưới 200 tấn sản phẩm/năm thì lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trường hợp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm nhưng phải lập lại báo cáo trong các trường hợp sau:
- Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt;
- Mở quy mô, tăng công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm đã được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án; tham vấn lấy ý kiến của các chuyên gia (nếu có).
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0934.134.970
Email: mail@moitruonghana.com
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm hãy tiến hành lập bổ sung ngay để tránh vi phạm Pháp luật (Căn cứ vào Điều 22: Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019).
Tham khảo: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở giặt ủi theo nghị định 40/2019/NĐ-CP
Căn cứ pháp lý lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 13/05/2019.
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm:
- Bước 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Là khảo sát tình hình khu vực xung quanh nơi cơ sở dệt nhuộm dự tính hoạt động.
- Bước 2: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc, phân tích mẫu không khí, nước, đất trong và xung quanh dự án.
- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm: khí thải, nước thải, chất thải rắn,… Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 để xác định nguồn gây ô nhiễm.
- Bước 4: Dự báo các tác động của các nguồn gây ô nhiễm kể trên đến môi trường, xã hội, con người,…: Dựa vào kết quả phân tích ở mẫu ở bước 2 và nguồn gây ô nhiễm ở bước 3 để đưa ra dự báo các tác động.
- Bước 5: Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Bước 6: Tham vấn lấy ý kiến UBND VÀ UBMTTQ xã nơi thực hiện dự án; tham vấn lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học (nếu có).
- Bước 7: Xây dựng chương trình giám sát: Dựa vào đây hằng năm cơ sở dệt nhuộm sẽ phải làm báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xem trang trại có thực hiện đúng theo những gì đã cam kết ban đầu.
- Bước 8: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm.
Những giấy tờ cần thiết để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm
- Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê nhà xưởng.
- Thỏa thuận đấu nối nước thải (nếu có).
- Bản vẽ tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền.
- Và một số giấy tờ khác tùy thuộc vào từng dự án.
HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!
Tham khảo: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở giặt là theo nghị định 40/2019/NĐ-CP
Liên hệ
Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm trong các công trình xử lý; lập hồ sơ tư vấn với phương châm “Luôn bán giải pháp chứ không chỉ bán các sản phẩm đơn thuần”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty tư vấn môi trường để khách hàng yên tâm lựa chọn, nhưng với HANA uy tín và trách nhiệm vẫn luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu và chúng tôi đã là sự lựa chọn của nhiều đơn vị lớn nhỏ: bệnh viện, phòng khám, cơ sở chế biến, sản xuất,…
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ và báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở dệt nhuộm. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
Địa chỉ: 20/6 nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46 – 0934.134.970
Email: mail@moitruonghana.com