Giới thiệu chung
Ngày nay ở Việt Nam, khi đời sống đang phát triển thì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng cao, không những các thiết bị công nghệ, khu vui chơi giải trí, ,…mà còn là tiêu dùng thực phẩm. Trong đó phải nhắc đến mặt hàng dầu ăn – thành phần quan trọng trong các món ăn của người Việt.
Thị trường chế biến dầu ăn của Việt Nam đang có nhiều sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội đến tay người dùng. Với việc ngày càng có nhiều cơ sở chế biến dầu ăn được xây dựng thì những ảnh hưởng của nó đến môi trường cũng đã được quan tâm. Do các loại chất thải phát sinh trong các công đoạn chế biến dầu ăn. Vì thế, việc thiết lập chương trình đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn là rất quan trọng để đảm bảo kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Các đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn.
Đối với cơ sở chế biến dầu ăn với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (Phụ lục II, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015)
Ngoài ra các dự án đã được phê duyệt phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn trong các trường hợp sau:
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
- Không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
(Ảnh lấy từ phục lục II)
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch Bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành ngày 14/02/2015 và có hiệu lực ngày 01/04/2015.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường hướng dẫn về việc thực hiện nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2015.
Hồ sơ cần thiết cho việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn
- Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ vị trí khu đất
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản thể thoát nước mưa
- Bản vẽ thoát nước thải.
- Các giấy tờ pháp lý liên quan khác.
Nếu doanh nghiệp có cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn mà không hiểu rõ hay không đủ các hồ sơ trên. Hãy liên hệ HANA để được tư vấn chi tiết hơn
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
Quy trình lập đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án và xung quanh dự án
- Xác định nguồn thải
- Thu thập các mẫu: nước, đất, không khí
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường, kinh tế, xã hội và con người xung quanh khu vực xây dựng dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dựa án, các biện pháp quản lý, phòng ngừa những sự cố môi trường
- Đề xuất phương án xử lý
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Nộp lên cơ quan có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.
Cơ quan tiếp nhận, thẩm định dự án:
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế
- Các bộ và cơ quan ngang bộ khác.
Thời gian thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cơ sở chế biến dầu ăn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi(60) ngày làm việc.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi(30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm(45) ngày làm việc.
Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm(15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Công ty môi trường HANA hy vọng sẽ có cơ hội đồng hành cùng khách hàng! Hãy liên hệ HANA để được tư vấn chi tiết hơn
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
Website: https://moitruonghana.com