1. Tổng quan về ngành chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa… Do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Việc chăn nuôi không đảm bảo quy trình sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường và là một trong những nguyên nhân gây bức xúc, làm mất ổn định xã hội.
Để có thể vừa phát triển chăn nuôi, vừa đảm bảo môi trường. Các cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo quy hoạch, lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường chăn nuôi; thực hiện các giải pháp bảo vệ, xử lý môi trường hiệu quả.
2. Vai trò và ý nghĩa đánh giá tác động môi trường chăn nuôi.
- Vai trò
– Là công cụ quản lý môi trường, giúp kiểm soát, phân tích và đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
– Giúp chọn phương án tốt để khi dự án chăn nuôi được thực hiện sẽ ít gây tác động xấu đến môi trường
– Giúp cho nhà quản lý khi đưa ra quyết định trong ngành chăn nuôi được nâng cao hơn
– Là cơ sở để khi có thanh tra môi trường kiểm tra
– Góp phần cho phát triển bền vững ngành chăn nuôi
- Ý nghĩa
– Khuyến khích quy hoạch tốt hơn
– Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển dự án
– Giúp nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối quan hệ gắn kết nhau hơn.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46
3. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Dự án thuộc Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án thuộc Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
- Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
- Đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
- Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
4. Hồ sơ cần có để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong ngành chăn nuôi
- Giấy đăng ký kinh doanh / giấy phép đầu tư
- Báo cáo đầu tư / giải trình kinh tế kỹ thuật / Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất / Hợp đồng thuê đất
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường ( nếu có)
5. Quy trình lập Đánh giá tác động môi trường chăn nuôi
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46
6. Nơi tiếp nhận hồ sơ đánh giá tác động môi trường chăn nuôi
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Sở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành
- Ban quản lý khu kinh tế và khu công nghiệp
7. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong ngành chăn nuôi
8. Xử phạt vi phạm
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường chăn nuôi được phê duyệt theo quy định.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.96.46
Xem thêm
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.