Hồ sơ và thủ tục môi trường là 1 khái niệm mà các doanh nghiệp hầu hết đều nắm được. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nó thì lại rất ít. Với mong muốn xây dựng một bức tranh toàn cảnh về hồ sơ và thủ tục môi trường của từng ngành, theo thời gian và địa điểm. HANA đang từng bước xây dựng, tổng hợp thông tin để hoàn thành từng phần nhỏ của bức tranh này.
Đầu tiên, HANA đã từng nói đến các hồ sơ và thủ tục môi trường căn bản dành cho các doanh nghiệp theo quy định của nhà nước hiện nay. (Xem lại)
Vì vậy hôm nay, HANA sẽ bắt đầu đi vào chi tiết từng ngành, đầu tiên là ngành luôn được quan tâm có có nhiều khác biệt với các ngành còn lại – Ngành Y Tế(Bệnh viện, Phòng khám, Phòng nha, phòng xét nghiệm, các trung tâm Y khoa…)
Ngành Y Tế với tính chất công việc đặc thù. Dẫn đến các quy định về môi trường luôn nghiêm ngặt và nhiều hơn các ngành khác.
Theo hình trên. Có thể thấy 1 cơ sở Y Tế có 3 giai đoạn lập hồ sơ và thủ tục môi trường.
-
Trước xây dựng:
– ĐTM hoặc Kế hoạch BVMT là hồ sơ môi trường đầu tiên cơ sở Y Tế cần phải có. Được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
Chi tiết: Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường
– Xây dựng hệ thống xử lý nước thải: đạt quy chuẩn của QCVN 28/2010/BTNMT
Chi tiết: Phương pháp xử lý nước thải Y Tế
– Bố trí và xây dựng khu vực chứa chất thải Y Tế
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.46.96.46 – 0934.134.970
-
Gần hoạt động.
– Thỏa thuận đấu nối:
Các cơ sở có lượng nước thải hơn 5m3 thì phải làm hồ sơ đấu nối và nghiệm thu. (Trừ các cơ sở Y Tế xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận như sông, suối…) Và là điều kiện cần để xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước cho cơ sở Y Tế.
– Giấy phép xả thải: Tất cả các cơ sở Y Tế có hoạt động thải nước thải đều phải làm hồ sơ cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Hồ sơ được thực hiện khi đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Và có thỏa thuận đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố. Đây là điều kiện cần để cơ sở xả nước thải ra cống thoát nước một cách hợp pháp.
– Sổ chủ nguồn thải: Áp dụng đối với cơ sở phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hơn 600 kg/năm.
-
Sau hoạt động
– Đề án bảo vệ môi trường: là 1 hồ sơ môi trường mà các cơ sở Y Tế đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 mà chưa có quyết định phê duyệt ĐTM hay KH BVMT phải thực hiện.
– Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ: Thực hiện khi cơ sở đã đi vào hoạt động với tần suất báo cáo là 2 lần/năm. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường được thực hiện theo biểu mẫu 1A, thông tư 43/2015/TT-BTNMT – gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và thực hiện theo phụ lục 1, thông tư 31/2013/TT-BYT và gửi về Sở Y tế.
– Báo cáo quản lý chất thải Y Tế: bao gồm cả báo cáo quản lý chất thải nguy hại sẽ được lập mỗi năm 1 lần và nộp cho cả Sở Y Tế và Sở Tài Nguyên Môi Trường (kể cả cơ sở phát sinh chất thải dưới 600 kg/năm).
– Báo cáo xả thải: Tất cả các cơ sở y tế phát sinh nước thải đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước. Báo cáo được thực hiện theo mẫu số 36, thông tư 27/2014/TT-BTNMT với tần suất báo cáo là 1 năm/lần.
Xem thêm:
Nếu bạn vẫn có thắc mắc cần giải đáp hoặc bất cứ vấn đề nào về môi trường, liên hệ với HANA để được tư vấn hoàn toàn miễn phí
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.46.96.46 – 0934.134.970
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường; kiểm tra, hướng dẫn bảo trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải Y Tế. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý bệnh viện.