Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, nhiệt độ, hơi dung môi, hơi kim loại. Đây là các yếu tố có hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động, có nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp, bệnh ung thư…
Vì thế, báo cáo quan trắc môi trường lao động có vai trò rất lớn nhằm phát hiện một số yếu tố gây hại đến sức khỏe người lao động có trong môi trường làm việc như: yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng); hơi khí độc; bụi các loại; yếu tố vật lý, yếu tố tâm sinh lý… Góp phần cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Đồng thời, có các biện pháp an toàn cho sức khỏe người lao động và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ như rạp chiếu phim, chung cư, khu dân cư, khu thương mại hay bất cứ doanh nghiệp, bất cứ lĩnh vực nào… dù không có hoạt động sản xuất nhưng vẫn cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường lao động. Mục đích là để đảm bảo môi trường làm việc, sinh hoạt của cộng đồng hay công nhân viên đều được đảm bảo. Các yếu tố môi trường xung quanh đạt quy chuẩn theo quy định của nhà nước và bộ y tế đã ban hành.
Căn cứ pháp lý để lập báo cáo quan trắc môi trường lao động:
- Nghi Định 39/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 15 tháng 5 năm 2016.
- Nghị Định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định Kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Thời hạn lập báo cáo quan trắc môi trường lao động
Báo cáo quan trắc môi trường lao động quy định các doanh nghiệp mỗi năm phải thực hiện một lần và nộp trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
Báo cáo quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo và kiểm tra bới Sở Y Tế khu vực.
Quy trình quan trắc và lập Báo cáo quan trắc môi trường lao động:
- Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu.
- Bước 2: Tiến hành lấy mẫu và phân tích kết quả.
- Bước 3: Ghi nhận kết quả mẫu vào báo cáo
- Bước 4: Hoàn thành báo cáo
- Bước 5: Gửi báo cáo cho Chủ đầu tư xem và ký
- Bước 6: Nộp báo cáo lên cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
(Ghi chú: Cấu trúc và nội dung báo cáo quan trắc môi trường lao động tuân theo mẫu 04 phụ lục III – Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
Các yếu tố có hại trong môi trường lao động:
- Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
- Ánh sáng, tiếng ồn.
- Rung.
- Bức xạ, phóng xạ.
- Bụi toàn phần, bụi kim loại, bụi silic.
- Hóa chất độc, hơi kim loại.
- Vi sinh vật có hại.
- Các yếu tố khác
Các cam kết của HANA
- Có nhân viên đến lấy mẫu thực và phân tích kết quả đầy đủ theo quy định
- Giao báo cáo và kết quả đúng thời hạn, có đầy đủ xác nhận của cơ quan Nhà nước
- Ngoài ra, trong quá trình làm việc nếu cơ sở của quý khách có bất cứ lỗi sai nào trong các hồ sơ môi trường, HANA sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp tư vấn, sữa chữa miễn phí.
- Tham gia và hỗ trợ tiếp đón các đoàn thanh tra môi trường.
- Làm việc dựa theo 3 yếu tố chính: Doanh nghiệp – Luật môi trường – Khoa học. Theo đó, HANA sẽ dựa theo nhu cầu và tài chính của doanh nghiệp để chọn lựa giải pháp phù hợp cho từng vấn đề riêng biệt.
- Giá cả hợp lý, luôn đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm.
HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!
Liên hê: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0943.143.970
Email: mail@moitruonghana.com
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.