Công ty môi trường HANA giới thiệu đến khách hàng những thông tin cơ bản về Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
Công ty chúng tôi đã làm việc với rất nhiều đối tác lớn nhỏ, các đơn vị khác nhau và tập thể nhân viên công ty đã trang bị cho mình ngoài kinh nghiệm còn là trách nhiệm với khách hàng và bản thân. Chúng tôi tin rằng với phương pháp làm việc khoa học của mình, chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng và tạo ra cơ hội làm việc với khách hàng ở những lĩnh vực khác liên quan đến Môi trường.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
Khái quát ngành chế biến cao su
Chế biến cao su là một trong những ngành sản xuất lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam với diện tích cao su cả nước ngày càng được mở rộng ( đạt 969.700 hecta năm 2017). Các sản phẩm từ cao su đã được xuất khẩu ra nước ngoài, và thị trường cao su trong nước đã và đang thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bằng việc nâng cao dây chuyền sản xuất và chất lượng sản phẩm, ngành chế biến cao su hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến kinh tế – xã hội nước ta.
Hiện nay, cây cao su được trồng chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, một vài tỉnh nổi bật như: Bình Phước, Bình dương, Tây Ninh, Đồng Nai…
Biểu đồ trồng cây Cao su tại Việt Nam – Theo ABS
Tại sao phải lập Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
Ngành chế biến cao su tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động nhưng hoạt động chế biến của nhà máy lại gây ra các tác động xấu đến môi trường sống.
Mủ cây cao su rất độc, có thể gây ô nhiễm nguồn nước tại khu vực khai thác và chế biến. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trực tiếp làm việc với mủ cây cao su.
Trong toàn bộ quá trình chế biến cao su, phải kể đến khâu đánh đông mủ (đối với quy trình chế biến mủ nước) và khâu ly tâm mủ (đối với qui trình sản xuất mủ ly tâm) đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải khoảng 10 triệu m3 với hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy cao : acid acetic, protein, chất béo… làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người và môi trường sống của các loài sinh vật trong khu vực.
Vì thế, việc lập Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su là cần thiết.
Ý nghĩa của việc lập Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
- Là cơ sở kết nối các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thực hiện bảo vệ môi trường.
- Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
- Phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững và lâu dài, phù hợp với xu thế.
- Chứng minh doanh nghiệp vẫn luôn hoạt động theo cam kết bảo vệ môi trường trong hồ sơ môi trường ban đầu.
Căn cứ pháp lí của việc lập Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
Dựa vào thông tư số 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
Hồ sơ cần thiết để lập Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
- Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt
- Hóa đơn nước 3 tháng gần nhất.
- Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải (nếu có)
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại (nếu có)
- Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có)
- Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có)
Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.
Bước 2: xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,… phát sinh.
Bước 3: thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;
Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động
Bước 5: tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
Bước 6: cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Bước 7: hoàn thành hồ sơ Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT
Bước 8: nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.
Cơ quan tiếp nhận, thẩm định báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
– Sở Tài nguyên và Môi trường
– Ban quản lý Khu công nghiệp
– Ban quản lý Khu kinh tế
– Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Các ưu đãi của HANA khi thực hiện Báo cáo quan trắc cơ sở chế biến cao su
- Kiểm tra, tư vấn miễn phí các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho cơ sở của quý khách.
- Nếu kết quả phân tích nước thải của cở sở không đạt chuẩn hoặc vượt chỉ tiêu cho phép, HANA sẵn sàng kiểm tra, đánh giá, bảo trì, sữa chữa và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải miễn phí.
Ngoài ra, báo cáo quản lý chất thải nguy hại là cần thiết và bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở phải thực hiện mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại thường xuyên thiếu sót hồ sơ này và có thể bị phạt nếu cảnh sát môi trường kiểm tra.
Vì vậy, khi khách hàng kí hợp đồng lập Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ 1 năm, HANA sẽ lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại miễn phí.
Các cam kết của HANA
- Có nhân viên đến lấy mẫu thực và phân tích kết quả đầy đủ theo quy định
- Nộp báo cáo và nhận kết quả đúng thời hạn, có đầy đủ xác nhận của cơ quan nhà nước
- Trong quá trình làm việc, nếu HANA phát hiện cơ sở của quý khách có bất cứ lỗi sai nào trong các hồ sơ môi trường, HANA sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp tư vấn sữa chữa miễn phí.
- Tham gia và hỗ trợ tiếp đón các đoàn thanh tra môi trường.
- Làm việc dựa theo 3 yếu tố chính: Doanh nghiệp – Luật môi trường – Khoa học. Theo đó, HANA sẽ dựa theo nhu cầu và tài chính của doanh nghiệp để chọn lựa giải pháp phù hợp cho từng vấn đề riêng biệt.
- Giá cả hợp lý, luôn đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm.
HANA rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!
Công ty môi trường HANA giới thiệu đến khách hàng những thông tin cơ bản về Báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cao su. Mọi ý kiến thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP.HCM
ĐT: 028 2266 1616/ 028 2242 1818