BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

5/5 - (1 bình chọn)

Khái quát ngành chế biến cà phê

Ngành chế biến cà phê của nước ta mỗi năm thu về lợi nhuận (trong nước và xuất khẩu) ước đạt hơn 500 triệu USD. Riêng đối với việc xuất khẩu cà phê đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại. Hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Góp phần đáng kể vào phúc lợi và an sinh xã hội, đem lại việc làm cho người lao động.

Không những thế, cây cà phê còn thích hợp với nhiều vùng đất. Đây cũng là loại cây trồng giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tại sao phải lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê

Trước khi hoạt động, các cơ sở chế biến cà phê phải làm các hồ sơ môi trường ban đầu (Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường) để cam kết với nhà nước về việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Và báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê chính là báo cáo hằng năm mà các cơ sở phải thực hiện để trình lên cơ quan nhà nước. Mục đích là để báo cáo việc cơ sở vẫn thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường ban đầu.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

Cà phê tuy mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, nhưng các công đoạn trong quá trình chế biến cà phê đã sinh ra các loại chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống. Khi quy mô và công suất chế biến càng lớn, thì lượng chất thải cũng tăng theo. Trong đó có:

* Vấn đề nước thải:

– Nước thải chế biến: Nguồn gốc nước thải chế biến cà phê nhân xuất phát từ các công đoạn sau:

  • Rửa thô: Thành phần chủ yếu trong công đoạn này là chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao.
  • Xay vỏ: Trong giai đoạn này nước thải sinh ra ít nhưng có thành phần rất đậm đặc, có độ đục và lượng cặn cao. Ngoài ra, giai đoạn này còn thải ra lượng vỏ lớn có trong nước thải;
  • Ngâm enzjm: Nước thải phát sinh từ giai đoạn này có thành phần hữu cơ cao, ngoài ra còn có độ nhớt lớn;
  • Rửa sạch: Nước thải giai đoạn này có thành phần hữu cơ tương đối cao;

– Nước thải vệ sinh: phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị chế biến.

– Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh.

* Vấn đề khí thải:

Ô nhiễm do hoạt động của lò sấy, quá trình xay vỏ từ quá trình chế biến khô.

* Vấn đề chất thải rắn:

Rác thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt của công nhân vận hành

– Chất thải rắn từ hoạt động chế biến: Chất thải rắn từ hoạt động chế biến chủ yếu là vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu,…

Vì vậy, việc lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê rất quan trọng, giúp chủ cơ sở có thể kiểm soát được lượng chất thải trong quá trình sản xuất và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của cơ sở mình.

Căn cứ pháp lý để lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê

– Áp dụng thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về Báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

– Áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Đối tượng và tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê

– Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất cà phê đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).

– Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất cà phê đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

– Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:

  • 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
  • 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường cơ sở chế biến cà phê

  • Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.
  • Bước 2: xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,… phát sinh.
  • Bước 3: thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;
  • Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động
  • Bước 5: tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
  • Bước 6: cam kết có biện pháp khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
  • Bước 7: hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT
  • Bước 8: nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

 Hồ sơ cần thiết

– Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.

– Hóa đơn điện, nước 6 tháng

– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có)

– Bản vẽ mặt bằng, thoát nước mưa, nước thải (nếu có)

– Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt (nếu có)

– Chứng từ thu gom chất thải nguy hại (nếu có)

– Giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có).

 Cơ quan tiếp nhận, thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:

– Sở Tài nguyên và Môi trường

– Ban quản lý Khu công nghiệp

– Ban quản lý Khu kinh tế

– Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Công ty môi trường HANA rất mong có cơ hội làm việc với Quý khách hàng!

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970

  • Thêm Bình Luận

GỌI TƯ VẤN NHANH TẠI ĐÂY